EDA- Eglise d’Asie /11/2017
Membre de la Société des Missions Etrangères de Paris (MEP), le P. Jean Maïs fut envoyé en mission ad vitam au Vietnam en 1966, pays dont il fut expulsé en 1976 après avoir connu les camps de rééducation. De retour en France, il se consacrera à la diaspora vietnamienne et à l’information concernant la situation ecclésiale et religieuse de ce pays.
Le P. Maïs est décédé à l’âge de 82 ans à la maison Jeanne Garnier, à Paris, suite à un cancer. Conformément à ses volontés, ses obsèques seront célébrées à la Chapelle des Missions Etrangères de Paris, mercredi 22 novembre, à 15h00. Le P. Maïs sera ensuite inhumé au cimetière de Montparnasse.
Missionnaire au Vietnam, ad vitam
Né le 14 janvier 1935 à Château-Salins (Moselle), Jean Paul Félix ressent très tôt qu’il est appelé à devenir prêtre. Admis au Séminaire des Missions Etrangères en 1954, ordonné prêtre le 21 décembre 1961, il poursuit des études en lettres classiques à l’université de la Sorbonne avant de partir pour la mission de Nha Trang, au Vietnam, le 1er septembre 1966.
A son arrivée au Vietnam, le P. Maïs étudie la langue vietnamienne à Ham Tân, dans la province de Binh Tuy, pendant deux ans. Par la suite, il enseigne le français à l’Université catholique de Dalat et la philosophie en classe terminale de l’école d’Adran, jusqu’en 1975. Il contribue alors à la formation de nombreux responsables pastoraux actuels.
Arrêté par les autorités communistes alors qu’il circulait en moto, le P. Maïs est retenu en rééducation dans la forêt de Rung La et dans la prison de Ba Ria, d’avril 1975 à janvier 1976. Considérablement amaigri à sa libération, il est expulsé du pays quelques mois plus tard, le 28 mai 1976.
Au service de l’Eglise catholique du Vietnam
De retour en France, il envisage pendant un temps de repartir en mission, au Japon cette fois-ci. En accord avec le Conseil Central des MEP, le P. Maïs renonce à ce projet, s’installe à Paris et consacre son temps aux réfugiés vietnamiens et à l’information concernant la situation ecclésiale et religieuse au Vietnam.
Au service des réfugiés vietnamiens et de leurs familles, il fournit à ceux-ci une assistance aussi précieuse que diverse : aide pédagogique, accompagnement administratif, participation à des campagnes de plaidoyer et de sensibilisation, …
Discret et cultivé, il apporte sa collaboration à la revue Echange France-Asie et à l’agence d’information des Missions Etrangères de Paris, Eglises d’Asie. Sa maîtrise de la langue vietnamienne, la fiabilité de ses informations et la pertinence de ses analyses en font un observateur attentif de l’actualité ecclésiale et religieuse au Vietnam.
Une arche du « pont commencé » par les missionnaires MEP depuis 360 ans
Son nom vietnamien, Ngô Thành Mai, témoigne de ses aptitudes littéraires et de son goût pour les jeux de mots. Honorant ses origines et son pays de mission, il se choisit Ngô pour nom de famille, un patronyme particulièrement fréquent au Vietnam, qui signifie « maïs » (dans le nord du pays). Son prénom, Mai, le radical de son nom français, rappelle ses racines tandis que Thành, le nom supplémentaire, se traduit par « c’est-à-dire ». « Maïs, ce qui signifie Maïs » est la traduction littérale de son nom vietnamien. Il publie d’ailleurs, en 1977, un mémoire à l’Inalco intitulé Morphologie et structuration générale des référents personnels en vietnamien.
D’une grande humilité, il offre le témoignage d’une vie donnée fidèlement à la foi, au service de l’Eglise catholique du Vietnam. Travailleur infatigable, sa dernière dépêche, consacrée au prochain abandon de la politique du couple à deux enfants, a été publiée fin octobre 2017, quelques jours avant son admission à l’hôpital.
Le P. Maïs fut ainsi l’une des arches du « pont commencé » entre l’Orient et l’Occident dont parlait Mgr François Pallu, principal fondateur des Missions Etrangères de Paris.
http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam
- Trần Hài Vân
Youtube https://youtu.be/wxs6X_0mvdc
- Site Web Đại học sư Phạm Sài Gòn :
- Lê đình Thông
http://www.vietcatholic.net/News/html/240218.htm
CHA JEAN MAÏS SUỐT ĐỜI DÙNG NGÒI BÚT PHỤC VỤ GIÁO HỘI
Tang lễ cha Jean Maïs đã cử hành trọng thể tại nguyện đường Hội Thừa sai Paris (MEP) vào chiều ngày 22/11/2017. Linh mục Vincent Sénéchal, Bể trên Tổng quyền, chủ lễ, linh mục Gilbert Nguyễn Kim Sang, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam tại Paris cùng nhiều linh mục thừa sai, và các linh mục người Việt tu học đồng tế.
Trong phần dẫn nhập, linh mục tổng quyền cho biết cha Jean Maïs từng giảng dạy tại Giáo hoàng Học viện Piô X tại Đà Lạt, nhiều vị giám mục Việt Nam đã thụ giáo ngài.
Cha Maïs sinh ngày 14/01/1935 tại Château-Salins (Moselle), miền nam nước Pháp, trong một gia đình có bốn anh em. Thân phụ ngài là kỹ sư canh nông. Từ 1946 đến 1949, ngài học trường các cha Assomptionnistes tại Cahuzac ; từ 1949 đến 1951 : trường Saint Joseph de Progonrieux (Dordogne), từ 1951 đến 1953 tại trường trung học Sainte Barbe (Toulouse).
Năm 1954, ngài vào Chủng viện Thừa sai. Ngày 21/12/1961 thụ phong linh mục. Tiếp đó, ngài theo học môn văn chương tại Sorbonne. Ngày 01/09/1966 đến Nha Trang.
Cha Maïs học tiếng Việt trong hai năm. Sau đó, ngài giảng dạy Văn chương Pháp tại Viện Đại học Đà Lạt và Triết học tại trường Adran.
Sau ngày 30/04/1975, ngài bị công an bắt và giam giữ tại Rừng Lá và trại giam Bà Rịa trong 9 tháng. Khi được trả tự do, ngài gầy gò, sức khỏe suy yếu. Ngày 28/05/1976, ngài bị trục xuất về Pháp.
Khi đó, ngài bỏ ý định sang truyền giáo ở Nhật, ở lại Paris lo cho người Việt tỵ nạn. Ngài trình luận án tại Trường Ngôn ngữ Đông phương về đề tài Morphologie et structuration générale des référents personnels en vietnamien. Ngài viết nhiều bài báo có giá trị. Cuốn ‘‘Être vietnamien’’ do ngài biên soạn đã được tái bản nhiền lần. Ngài cộng tác thường xuyên với tờ Échange France-Asie, hãng thông tấn của Hội Thừa sai Paris và Églises d’Asie. Ngài am tường tiếng Việt, các tài liệu của ngài về Giáo hội Việt Nam có tiếng vang sâu rộng. Với lòng khiêm hạ, ngài là chứng nhân, một đời tận hiến cho đức tin và Giáo hội Việt Nam. Ngài có công bắc nhịp cầu Đông – Tây, như lời Đức Cha François Pallu, đấng sáng lập Hội Thừa sai Paris.
Trong phần nhập lễ và hiệp lễ, các linh mục người Việt đã hợp ca Chúa Chăn Nuôi Tôi của Phanxicô và Hy Lễ Cuối Cùng của Ân Đức.
Các linh mục tại Giáo xứ : Đức Ông Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng, cha Vũ Minh Sinh, nhiều giáo dân người Việt đã dự thánh lễ tiễn đưa cha Jean Maïs.
Lê Đình Thông
Kính Biệt Cha Jean Maïs 1935 – 2017
Cha Maïs Thừa sai xứ Pháp
Vừa qua đời ấm áp bình yên
Cha sinh ở tận Moselle
Quê hương nước Việt kề bên dạt dào.
Năm 54 cha vào chủng viện
7 năm sau thánh hiến không màng
Đến năm 66: Nha Trang
Từ miền Cát Trắng hiến dâng cuộc đời.
Năm 68 trau dồi tiếng Việt Cha tinh thông chữ viết quê hương
Cha Jean Maïs thân thương
Từng gieo hạt bắp ruộng đồng Phúc âm.
Đem tâm huyết quyết tâm chăm sóc
Trên cao nguyên Đại học Thụ Nhân
Cha lo giảng dạy ân cần
Sinh viên còn nhớ những lần gặp cha
Năm mất nước chân sa tù ngục
Rừng Lá kia lắm lúc khó khăn
Năm sau con tạo xoay vần
Người ta trục xuất tấm thân gầy mòn.
Từ dạo đó cha luôn lo lắng
Viết lách nhiều cha ráng đưa tin
Á châu Giáo hội trung kiên
Vượt nhiều gian khó thế thiên giúp đời.
Mắt mù lòa một thời mỏi mệt
Trên màn hình cha viết thật to
Trên bàn bề bộn giấy tờ
VietCatholic cha lo dịch hoài.
Khi cha mất tuổi ngoài tám chục
Thắp nén hương công đức ghi ơn.
Cha về Thiên quốc vàng son
Mang theo nước Việt tấc lòng thủy chung.
Vừa qua đời ấm áp bình yên
Lê đìnhThông
Một vài hình ảnh để nhớ về cha giáo J.Maïs
Quelques photos du P.Jean Maïs
Đại học Đà Lạt tháng 5-1971- Université de Dalat mai 1971
juin 2011
Juin 2012
Juin 2015