Một câu chuyện đáng ghi nhớ về ĐỨC CHA PAUL LE’O SEITZ (KIM) VÀ ANH GIUSE THOẠI .
Lời tự thuật của Chị Germaine Thoại ngày 11/2/2013
Năm 1980 , sau ngày dự lễ tấn phong Hồng Y/VN của Đức Cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn tai Roma.
Anh Thoại nói với tôi : “Em chưa được dự thánh lễ nào do ĐC. Seitz dâng , vì khi dâng lễ , giống như ĐC. nói chuyện với Chúa ở trước mặt , rất là cảm động , để anh gọi điện thoại hỏi ĐC. Ngày mai là ngày lễ St. Paul , St. Pierre , Thánh Quan Thầy của ĐC. Xem ĐC. dâng lễ ở đâu , để đưa em đi dự” .
Sau khi nghe điện thoại , ĐC. hỏi : “Con đang ở đâu ?” Anh Thoại trả lời : “Con đang ở tại Nhà Dòng Các Chị Tiểu Muội” (Fraternité Petites Soeurs de Jésus, Tre Fontane/Rome).
ĐC. giật mình hỏi ngay: “Sao con lại chui được vào trong đó ?” Rồi hai cha con cười rộ lên . ĐC. bảo :”Con hỏi các Chị coi , ngày mai có ai dâng lễ chưa ? Nếu không, Cha sẽ tới dâng lễ ở đó” .
Các Sơ nghe ĐC. Seitz tới dâng lễ thì mừng lắm và mời ĐC ngay.
Hôm sau, anh Thoại đón ĐC ngoài cổng Nhà Dòng, rồi hai cha con trao đổi tâm sự ngoài vườn của Dòng Tiểu Muội . Khi nghe anh Thoại nói tất cả về đời sống của anh hiện tại .
ĐC nghẹn ngào nói: “Con là trái Cha hái đầu tiên ở Việt Nam, nên Cha không muốn mất con, trong những năm cuộc sống gia đình của Con ngã nghiêng , Cha lo lắng lắm !!nên ngày nào dâng thánh lễ, Cha cũng cầu xin Chúa cho Cha đừng mất con! Bây giờ biết được đời sống của con yên ổn rồi, Cha mừng lắm !! như vậy là Chúa đã chấp nhận lời cầu của Cha. Vậy từ nay, Con phải nắm chặt tay Chúa mà đi nghe Con”. Rồi hai Cha Con ôm nhau khóc. Anh Thoại nói: ”Lần đầu tiên thấy ĐC khóc !!!”
Các Chị Tiểu Muội (Petites Soeurs) dành đặc biệt và mời ĐC dâng lễ trong nhà nguyện nhỏ dưới hầm (nơi trưng bày những di tích của cha Charles de Foucault = Cha lập Dòng) có lối chừng 10 người dự lễ được thôi!
Tới bữa ăn,do Các Chị Tiểu Muội đãi ĐC , vì không có rượu, các Chị đã đưa chai rượu lễ lên bàn để mời.
Chậm rãi ĐC cầm chai rượu lễ và hỏi anh Thoại : “Đây là rượu hay là nước mắm hả con ?” Cả nhà cười ồ lên. Vì Anh Thoại đã kể câu chuyện này cho Các Chị Tiểu Muội nghe rồi!!
Khi còn ở Hà Nội , ĐC có thói quen đi làm ở ngoài về mệt, cầm chai rượu trong tủ lạnh uống, khi mở nút chai rượu, DC ngửi mùi nước mắm, cha Kim la lên: “Đây là thằng Thoại !Thằng Thoại !!”vì DC biết không có ai trong nhà dám làm việc này !!Anh Thoại chạy mất !! Câu chuyện đã hơn 40 năm qua mà ĐC còn nhớ như ngày hôm qua !!!
Anh Thoại đã nói với tôi : “Nếu không gặp ĐC thì anh đã trở thành Xếp Sòng của Quỷ, chứ không thèm làm Quỷ”
Sau khi nghe thuật lại câu chuyện ĐC Kim thố lộ với Anh Thoại: Anh là trái ĐC hái đầu tiên ở Việt Nam, cha Hoàng Minh Thắng (con tinh thần mà ĐC gởi từ Việt Nam qua đi học và được thụ phong Linh Mục ở Roma, nay là Đức Ông Hoàng Minh Thắng) đã yêu cầu anh Thoại làm Anh Hai trong gia đình CVK là những người xuất thân từ Tiểu và Đại Chủng Viện Kontum vì Đức Cha Seitz đã làm Giám Mục tại Kontum và đã thành lập Tiểu và Đại Chủng Viện này, (sau 1975 đã có hơn mấy trăm Em xuất thân ở đây, có một số lớn vì thời cuộc phải về lập g/d và một số được thụ phong Linh Mục ở khắp nơi )
Cha HMT cũng xin Anh Chị Hai phải có mặt bất cứ nơi nào có một em CVK thụ phong Linh Mục.
Và theo lời hứa, sau đó, chúng tôi (Anh Chị Hai) đã về Paris dự lễ truyền chức Linh Mục của các Cha Em như: cha Jean Đích (nay ở Singapore), cha Giảng (Singapore), cha Nguyễn Hữu Tiến (ở Taiwan).
Cám ơn Chúa, cám ơn ĐC Seitz (Kim) và cám ơn anh Thoại, bây giờ tôi được thay mặt anh Thoại làm chị Hai (chị thiêng liêng) của cả trăm em ở VN và rài rác trên thế giới, cũng xin Lòng Thương Xót của Chúa ban cho con có đức tin vững mạnh, sức khỏe dồi dào và xin Đức Trinh Nữ Maria cầu cho con luôn luôn xứng đáng làm người chị Hai (Chi Cả) trong g/d CVK.
“Une histoire mémorable et émouvante de Mgr Seitz et de M. Thoai”.
D’après le témoignage de Mme Germaine Nguyen Thoai, le 11/02/2013.
En 1980, le jour après avoir assisté à la nomination du cardinal Joseph Trinh Van Can, Thoai me disait : « Tu n’as encore jamais assisté à une messe dite par Mgr. Seitz n’est-ce pas? C’est très émouvant, comme si Mgr dialoguait directement avec Dieu. Je vais de ce pas lui téléphoner car demain ce sera la fête de St Pierre et St. Paul, saint-patron de Monseigneur, pour lui demander où il va célébrer la messe afin de t’y amener ».
Suite à la conversation téléphonique, Mgr Seitz lui demanda: « Où es-tu actuellement ? » – Thoai répondit : « Nous sommes à Tre Fontane, chez les Petites Sœurs de Jésus à Rome »
Surpris, Mgr rétorqua « Comment as-tu fait pour te glisser dans cet endroit? » puis tous deux riaient aux éclats. Mgr poursuivit “Pourrais-tu demander aux Petites Soeurs si demain, elles ont déjà quelqu’un pour célébrer la messe? Sinon, je viendrai la célébrer là-bas”.
Entendant cela, les Petites Soeurs étaient aux anges et elles l’invitèrent sur le champ.
Le lendemain Thoai alla accueillir Mgr au portail de la fraternité, puis père et fils s’entretinrent longuement dans les allées du jardin. Après avoir écouté attentivement Thoai se confier sur sa vie du moment, Mgr lui confia à son tour: « Tu as été le premier fruit au Viêt-Nam qui m’a été donné de cueillir de la main du Bon Dieu. C’est pourquoi, je ne voudrais te perdre en aucun cas. Pendant toutes ces années de vicissitudes de ta vie, je me suis fait beaucoup de soucis pour toi. Pendant mes messes quotidiennes, je n’ai eu de cesse de prier pour toi, pour que je ne te perde pas ! Aujourd’hui je suis si heureux d’apprendre que tu es en règle avec Dieu et avec les hommes et que ta vie est devenue paisible. Dieu a pour ainsi dire exaucé ma prière. Alors désormais, ne lâche plus jamais la main du Seigneur et marche »
Puis père et fils s’enlacèrent et pleurèrent à chaudes larmes. Thoai rapporta par la suite: « C’était la première fois que voyais Mgr en larmes ».
Pour la messe ce jour là, les Petites Soeurs de Jésus avaient spécialement réservé la toute petite chapelle privée au sous-sol où étaient conservés les effets du père fondateur, Charles de Foucault dont la vie avait depuis toujours inspiré Mgr. Seitz.
Au déjeuner, comme il n’y avait pas de vin de table dans la maison, les Petites Soeurs avaient ouvert une bouteille de vin de messe. Alors, levant lentement la bouteille dans la main, d’un air innocent, Mgr demanda à Thoai « Hé Thoai, est-ce du vin ou du nuoc mam (sauce de poisson) ? ». Tout le monde éclata de rires en pensant à une blague que Thoai avait faite à Mgr Seitz bien des années auparavant à Hanoï.
En ce temps là, Mgr avait pour habitude de se désaltérer en rentrant du travail, à cause de la chaleur. Un jour, alors qu’il venait de déboucher la bouteille de vin, l’odeur du nuoc mam lui sauta au nez, et Mgr s’écria: « C’est lui! C’est encore un coup de Thoai ! » car Mgr savait pertinemment que personne d’autre n’oserait faire cela. Thoai avait déjà décampé ! Cette histoire datait de plus de 40 ans auparavant mais Mgr s’en souvenait comme si c’était la veille.
A plusieurs reprises, Thoai me confiait « Si je n’avais pas rencontré Mgr. Seitz je serais devenu non pas un démon mais le chef des démons ».
Quand le père Hoang Minh Thang, aujourd’hui chanoine à Rome, sut l’histoire que Thoai fut le premier fruit de Mgr au Viêt-Nam, il lui demanda d’endosser le rôle de Frère Aîné dans la famille du séminaire de Kontum (CVK), celle des enfants de Mgr Seitz. Il fut évêque de Kontum jusqu’en 1975 et y fonda un séminaire d’où sont issues plusieurs centaines de jeunes devenus pères de famille ou prêtres de par le monde.
Le père Hoang Minh Thang nous demanda, à Thoai et à moi-même, d’être également présents à chaque ordination d’un séminariste de CVK. Tenant parole, nous avions assisté aux Missions Etrangères de Paris à l’ordination du père Jean Dich (aujourd’hui à Singapour), du père Giang (aujourd’hui en Malaisie), du père Nguyen Huu Tien (aujourd’hui aux Etats-Unis).
Enfin, je rends grâce au Seigneur, et je remercie Mgr Seitz et Thoai, que je représente maintenant, et en tant que soeur aînée spirituelle de centaines de personnes d’une même famille dispersée de par le monde. Que l’Amour de notre Seigneur m’accorde une foi solide et une bonne santé, et que notre Mère, la Vierge Marie, intercède pour que je sois toujours digne de cet héritage sans pareil.