Bài chia sẻ của cha CVK 93 Phêrô Nguyễn Văn Hiền, giám đốc Chủng viện Thừa Sai Kon Tum trong thánh lễ tiễn đưa ĐC Phê rô Tràn Thanh Chung 16:00 13.09.2023
Kính thưa Cha Giám đốc Đại Chủng Viện Huế, quý cha giáo, quý cha, quý thầy phó tế, quý tu sĩ nam nữ, anh em chủng sinh, ứng sinh, quý anh em cựu chủng sinh Kon Tum, quý ông bà cùng anh chị em, cách riêng quý gia đình thân quyến của Đức Cha Phêrô,
Trong bầu khí của thánh lễ tiễn đưa hôm nay, dành riêng cho anh em chủng sinh trong giáo phận, con xin được đọc lại đôi nét cuộc đời Đức Cha Phêrô trong mối liên hệ với mái trường Chủng viện Thừa sai Kon Tum , và nhất là, dưới ánh sáng của Lời Chúa hôm nay, để tâm tình tạ ơn và cầu nguyện của chúng ta được thêm sâu lắng và tròn đầy.
Thứ nhất, Đức Cha Phêrô, một cuộc đời sống cho tình yêu
Hai bài đọc được chọn cho thánh lễ hôm nay phảng phất dư âm của câu châm ngôn đời giám mục của Đức Cha : « Dilexit me » (« Ngài yêu tôi ») (Gl 2,20).
Trong bài đọc thứ nhất, trong thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Rôma, chúng ta đọc thấy những xác quyết thật mạnh mẽ về tình yêu của Đức Kitô dành cho chúng ta. Thánh Phaolô viết :
« Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? (…) Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta ».
Có lẽ cũng chính trong niềm xác tín này mà Đức Cha Phêrô đã gửi gắm cả hành trình và sứ vụ giám mục của ngài nơi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô: « Dilexit me » (« Ngài yêu tôi ») (Gl 2,20). Đức Cha Phêrô không nói : « tôi yêu Ngài », nhưng là « Ngài yêu tôi ».
Đây có lẽ không chỉ là câu khẩu hiệu, nhưng là một lời xác quyết, một lời tuyên tín vào tình yêu nhưng không mà Thiên Chúa, trong Đức Kitô, dành cho cá nhân ngài: « Ngài yêu tôi ». Nếu chúng ta đặt câu châm ngôn đời giám mục của ngài trong mạch văn của thư Galate, 2,20, chúng ta đọc thấy nguyên văn như sau : « Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi » (Gl 2,20).
Đức Kitô, chính là « Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi » (Gl 2,20). Đó không chỉ là lời tuyên tín của Thánh Phaolô, mà còn là lời tuyên xưng của Đức Cha Phêrô. Và còn hơn thế nữa, đó là cả một lối sống, một cuộc đời của một giám mục : « Ngài yêu tôi ».
Trong thực tế, có lẽ chính tình yêu nhưng không này của Đức Kitô đã là động lực, để Đức Cha Phêrô sống trọn sứ vụ giám mục của ngài, trong tình yêu, với tình yêu, vì tình yêu, ngang qua bao thử thách, khó khăn của thời cuộc, của giáo phận, và của chính cá nhân ngài.
Thứ hai, một cuộc đời hiền hậu và khiêm nhường
Trong suốt cuộc đời của mình nơi dương thế, Chúa Giêsu chỉ minh nhiên mời gọi các môn đệ học với Ngài hai điều : hiền hậu và khiêm nhường, như trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe : « Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền hậu và khiêm nhượng trong lòng ». Nếu hiền hậu và khiêm nhường là nét riêng có của những ai đã được học dưới mái trường mang tên Giêsu, thì có lẽ Đức Cha Phêrô cũng là học trò lâu năm dưới mái trường này.
Nếu ai đã từng có dịp tiếp xúc với Đức Cha Phêrô, có lẽ cũng sẽ cảm nhận được sự đơn sơ, hiền hậu và khiêm tốn này nơi Đức Cha, trong cung cách, trong lối sống, trong tương giao, nhất là với các linh mục và anh em chủng sinh. Con còn nhớ, sau mỗi lần đánh máy bài giảng hoặc thư từ cho Đức Cha, ngài mời con ngồi lại, để ngài đọc cho con nghe, xem có được không, có cần thêm bớt gì không. Và khi thấy một góp ý nào đó là hợp lý, ngài khiêm tốn sửa lại, và không quên lời cám ơn. Một giám mục, lại sẵn lòng đón nhận lời góp ý của một chú dự tu, bấy nhiêu thôi, có lẽ cũng đủ, để thấy được cung cách sống khiêm tốn của ngài.
Vậy thì do đâu mà Đức Cha Phêrô có được cung cách sống như thế ? Nếu không phải do niềm xác tín mà Đức Cha đặt để vào tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, qua Đức Giêsu Kitô, « Dilexit me » (« Ngài yêu tôi ») (Gl 2,20) ? Để từ đó, như thánh Phaolô, ngài có thể thốt lên : « Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi » (Gl 2,20).
Thứ ba, một cuộc đời gắn bó với Chủng viện Thừa sai Kon Tum và gần gũi với anh em chủng sinh
Trong bầu khí của thánh lễ hôm nay, khi mà các anh em chủng sinh có những giây phút cuối cùng được quây quần bên Đức Cha Phêrô, con xin được ôn lại một khía cạnh khác trong cuộc đời của Đức Cha : một cuộc đời gắn bó với Chủng viện Thừa sai Kon Tum và gần gũi với anh em chủng sinh.
Nếu như hiền hậu và khiêm nhường là hai nét son của mái trường mang tên Giêsu, thì cuộc đời Đức Cha Phêrô còn gắn bó một cách rất đặc biệt với một mái trường khác : mái trường Chủng viện Thừa sai Kon Tum .
Đức Cha Phêrô là hoa trái đầu mùa của Chủng viện Thừa sai Kon Tum. Ngài thuộc lớp thứ ba, những lớp đầu tiên từ ngày Chủng viện Thừa sai Kon Tum được thành lập vào năm 1935. Ngài đã có duyên với Chủng viện Thừa sai Kon Tum ngay từ khi ngài lên 11 tuổi. Năm 1937, qua sự giới thiệu của cha sở Cồn Dầu lúc đó là cha Phêrô Nguyễn Văn Chánh, cậu bé Trần Thanh Chung hăng hái lên đường xin nhập Tiểu Chủng viện Thừa sai Kon Tum . Và từ đó, ròng rã suốt 12 năm, từ 1937-1949, ngài đã gắn bó với Chủng viện Thừa sai Kon Tum .
Sau khi học xong chương trình Đại chủng viện tại Sài Gòn (1949-1955), ngài chịu chức Phó tế ngày 26/03/1955, tại Sài Gòn, do Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Ngay sau khi được Đức Cha Phaolô Kim truyền chức linh mục ngày 25/08/1955, tại Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tân linh mục Phêrô Trần Thanh Chung được đặt làm cha giáo tại Tiểu Chủng viện Thừa sai Kon Tum , từ 09/1955-06/1957.
Chưa hết, sau khoảng 8 năm ở với anh chị em Jrai ở Plei Kơbei (1958-1966), Cha Phêrô Trần Thanh Chung được Đức Cha Phaolô Kim trao phó trọng trách làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thừa sai Kon Tum tại Đà Lạt và ngài đã phục vụ ở đây suốt 8 năm (09/1966 – 08/1974).
Ngày 22/11/1981, ngày ngài chính thức trở thành giám mục phó với quyền kế vị, thánh lễ tấn phong Giám mục của ngài diễn ra vào lúc 18h00 tại nhà nguyện Chủng viện Thừa sai Kon Tum .
Sau khi chính thức trở thành giám mục chính tòa, sau 14 năm làm giám mục phó (1981-1995), Đức Cha Phêrô tiếp tục chương trình của Chủng viện Thừa sai Kon Tum , vốn đã được Đức Cha Alexis tái lập từ năm 1992, nhưng lần này không còn ở Kon Tum nữa, nhưng « lưu vong » tại Sài Gòn.
Điều đáng nói, là nếu Đức Cha Alexis đã có sáng kiến tái lập Chủng viện Thừa sai Kon Tum lưu vong, thì chính Đức Cha Phêrô là người đã góp nhiều công sức cho chương trình đào tạo này trong suốt 8 năm trên cương vị giám mục chính tòa giáo phận. Ngài âm thầm nâng đỡ Chủng viện Thừa sai Kon Tum lưu vong tại Sài Gòn. Chính ngài cũng là người đã quyết định gửi các thế hệ chủng sinh Kon Tum đầu tiên sau 1975 ra Đại Chủng Viện Huế.
Những thế hệ học trò của ngài, rồi đây sẽ được Đức Cha Micae lần lượt phong chức phó tế và linh mục, nhưng cùng với Đức Cha Alexis, người gieo những hạt giống đầu tiên, Đức Cha Phêrô đã có công vun tưới, để rồi « chính Thiên Chúa cho mọc lên » (1 Cr 3,6).
Kính thưa quý ông bà cùng anh chị em,
Để kết thúc, con xin được gợi lên đây một hình ảnh của Đức Cha Phêrô, khi ngài còn là chủ chăn của giáo phận.
Những năm Đức Cha làm giám mục chính tòa giáo phận Kon Tum, từ 1995-2003, giáo phận phải đối diện với muôn vàn khó khăn : thiếu ơn gọi, thiếu linh mục, và số linh mục ít ỏi còn lại lại không được vào các buôn làng để dâng lễ, lo mục vụ cho giáo dân. Trước hoàn cảnh đó, Đức Cha Phêrô đã có một sáng kiến độc đáo : mỗi khi có dịp, ngài mặc áo dòng, ngồi trên xe, chạy qua các buôn làng. Một lần nọ, khi con thắc mắc tại sao ở ngoài phố, thì đức cha không mang áo dòng, nhưng vào làng lại mặc áo dòng, ngài đã trả lời con như sau : « để bà con người Thượng biết là vẫn còn linh mục trên vùng Kon Tum này ».
Kính thưa quý ông bà cùng anh chị em, cách riêng anh em chủng sinh,
Con xin dừng lại ở hình ảnh này : hình ảnh của một chiếc áo dòng của một giám mục, ẩn hiện trên các nẻo đường nơi các buôn làng xa xôi hẻo lánh, « để bà con người Thượng biết là vẫn còn linh mục trên vùng Kon Tum này ». Tuy hình bóng chiếc áo dòng của Đức Cha vụt qua và mất hút trong bụi mù, sau những bóng cây, sau những ngọn đồi, vách núi, nhưng có lẽ sẽ còn đọng lại chút gì đó, nơi anh chị em người Thượng, để họ còn có thể hy vọng và sống đức tin.
Lúc còn sống, Đức Cha thường hay nói : « Thiên Chúa viết chữ thẳng trên đường cong ». Hôm nay, dẫu cho hình bóng chiếc áo dòng năm xưa của Đức Cha đã thực sự lướt qua, và sẽ xa chúng ta mãi mãi, nhưng trên những nẻo đường, trên những « đường cong » của thời cuộc, của giáo phận, của cánh đồng truyền giáo Kon Tum, Thiên Chúa vẫn tiếp tục « viết chữ thẳng », bằng những bóng áo dòng, của các thế hệ tiếp nối, những thế hệ học trò của Đức Cha, để anh chị em Thượng và biết bao người nghèo, thêm niềm hy vọng, để Tin Mừng yêu thương của Đức Kitô được lan tỏa.
Tạ ơn Chúa với Đức Cha, vì một cuộc đời kiên trung với Miền Thượng. Xin Đức Cha phù hộ cho công cuộc truyền giáo của giáo phận, và cho gia đình Chủng viện Thừa sai Kon Tum thân yêu của Đức Cha.
**French Translation:**
Homelie
Chers Pères Directeur du Grand Séminaire de Huế, chers prêtres enseignants, chers prêtres, chers diacres, chers religieux et religieuses, chers séminaristes, candidats, chers anciens séminaristes de Kon Tum, chers frères et sœurs, en particulier les familles et proches de Monseigneur Pierre,
Dans l’atmosphère de cette messe d’adieu aujourd’hui, réservée aux séminaristes du diocèse, je voudrais relire quelques aspects de la vie de l’Évêque Phêrô en relation avec le séminaire des Missions de Kon Tum, et surtout, à la lumière de la Parole de Dieu aujourd’hui, pour que notre reconnaissance et notre prière soient plus profondes et complètes.
Premièrement, l’Évêque Phêrô, une vie vécue pour l’amour
Les deux lectures choisies pour la messe d’aujourd’hui résonnent avec la devise épiscopale de l’Évêque : « Dilexit me » (« Il m’a aimé ») (Ga 2,20).
Dans la première lecture, dans la lettre de Saint Paul Apôtre aux Romains, nous lisons des affirmations très fortes sur l’amour du Christ pour nous. Saint Paul écrit : « Qui pourra nous séparer de l’amour du Christ ? Est-ce la détresse, l’angoisse, la persécution, la faim, le dénuement, le péril, le glaive ? (…) Mais dans toutes ces épreuves, nous sommes plus que vainqueurs grâce à celui qui nous a aimés. Oui, j’en ai l’assurance : ni la mort ni la vie, ni les anges ni les principautés, ni le présent ni l’avenir, ni les puissances, ni les hauteurs, ni les profondeurs, ni aucune autre créature ne pourra nous séparer de l’amour de Dieu manifesté dans le Christ Jésus, notre Seigneur ».
C’est peut-être aussi dans cette conviction que l’Évêque Phêrô a confié tout son cheminement et sa mission épiscopale à l’amour de Dieu, en Jésus-Christ : « Dilexit me » (« Il m’a aimé ») (Ga 2,20). L’Évêque Phêrô ne dit pas : « Je l’aime », mais « Il m’a aimé ».
Cela n’est probablement pas seulement une devise, mais une affirmation, un acte de foi en l’amour gratuit que Dieu, en Christ, lui a réservé personnellement : « Il m’a aimé ». Si nous plaçons la devise épiscopale de l’Évêque dans le contexte de la lettre aux Galates, 2,20, nous lisons textuellement : « Ce n’est plus moi qui vis, c’est le Christ qui vit en moi. Je vis dans la foi au Fils de Dieu qui m’a aimé et s’est livré pour moi » (Ga 2,20).
Le Christ, c’est « celui qui m’a aimé et s’est livré pour moi » (Ga 2,20). Ce n’est pas seulement la profession de foi de Saint Paul, mais aussi celle de l’Évêque Phêrô. Et plus encore, c’est tout un mode de vie, une vie d’évêque : « Il m’a aimé ».
En réalité, c’est probablement cet amour gratuit du Christ qui a été le moteur pour que l’Évêque Phêrô vive pleinement sa mission épiscopale, dans l’amour, avec l’amour, pour l’amour, à travers les nombreuses épreuves, difficultés de l’époque, du diocèse, et de sa propre personne.
Deuxièmement, une vie de douceur et d’humilité
Tout au long de sa vie terrestre, Jésus n’a clairement invité ses disciples à apprendre de lui que deux choses : la douceur et l’humilité, comme dans l’Évangile que nous venons d’entendre :
« Prenez mon joug sur vous et apprenez de moi, car je suis doux et humble de cœur ».
Si la douceur et l’humilité sont les traits distinctifs de ceux qui ont appris sous l’école de Jésus, alors l’Évêque Phêrô est probablement un élève de longue date de cette école.
Si quelqu’un a déjà eu l’occasion de rencontrer l’Évêque Phêrô, il ressentira probablement cette simplicité, cette douceur et cette humilité en lui, dans ses manières, dans son style de vie, dans ses relations, surtout avec les prêtres et les séminaristes. Je me souviens encore, après chaque fois que je tapais un sermon ou une lettre pour l’Évêque, il m’invitait à rester assis, pour qu’il me lise, voir si c’était correct, s’il fallait ajouter ou supprimer quelque chose. Et lorsqu’il trouvait une suggestion raisonnable, il la modifiait humblement, sans oublier de remercier. Un évêque, prêt à recevoir les conseils d’un séminariste, cela suffit peut-être à montrer son humilité.
D’où l’Évêque Phêrô a-t-il tiré une telle manière de vivre ? Si ce n’est par la conviction que l’Évêque a placée dans l’amour gratuit de Dieu, à travers Jésus-Christ, « Dilexit me » (« Il m’a aimé ») (Ga 2,20) ? De là, comme Saint Paul, il pourrait dire : « Ce n’est plus moi qui vis, c’est le Christ qui vit en moi » (Ga 2,20).
Troisièmement, une vie liée au Séminaire des Missions de Kon Tum et proche des séminaristes
Dans l’atmosphère de la messe d’aujourd’hui, où les séminaristes passent leurs derniers moments autour de l’Évêque Phêrô, je voudrais rappeler un autre aspect de la vie de l’Évêque : une vie liée au Séminaire des Missions de Kon Tum et proche des séminaristes.
Si la douceur et l’humilité sont deux caractéristiques de l’école de Jésus, alors la vie de l’Évêque Phêrô est également liée de manière très spéciale à une autre école : le Séminaire des Missions de Kon Tum.
L’Évêque Phêrô est le premier fruit du Séminaire des Missions de Kon Tum. Il appartenait à la troisième promotion, les premières promotions depuis la fondation du Séminaire des Missions de Kon Tum en 1935. Il a eu la chance de rejoindre le Séminaire des Missions de Kon Tum dès l’âge de 11 ans. En 1937, grâce à la recommandation du curé de Cồn Dầu à l’époque, le père Phêrô Nguyễn Văn Chánh, le jeune Trần Thanh Chung s’est précipité pour s’inscrire au Petit Séminaire des Missions de Kon Tum. Et depuis lors, pendant 12 années consécutives, de 1937 à 1949, il a été lié au Séminaire des Missions de Kon Tum.
Après avoir terminé le programme du Grand Séminaire à Saigon (1949-1955), il a été ordonné diacre le 26/03/1955, à Saigon, par l’Évêque Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Immédiatement après avoir été ordonné prêtre par l’Évêque Phaolô Kim le 25/08/1955, à la Cathédrale de Kon Tum, le nouvel abbé Phêrô Trần Thanh Chung a été nommé professeur au Petit Séminaire des Missions de Kon Tum, de 09/1955 à 06/1957.
Ce n’est pas tout, après environ 8 ans avec les frères et sœurs Jrai à Plei Kơbei (1958-1966), le Père Phêrô Trần Thanh Chung a été confié par l’Évêque Phaolô Kim à la responsabilité de Directeur du Petit Séminaire des Missions de Kon Tum à Đà Lạt et il y a servi pendant 8 ans (09/1966 – 08/1974).
Le 22/11/1981, le jour où il est devenu officiellement évêque coadjuteur avec droit de succession, sa consécration épiscopale a eu lieu à 18h00 à la chapelle du Séminaire des Missions de Kon Tum. Après être devenu officiellement évêque titulaire, après 14 ans comme évêque coadjuteur (1981-1995), l’Évêque Phêrô a poursuivi le programme du Séminaire des Missions de Kon Tum, qui avait été rétabli par l’Évêque Alexis depuis 1992, mais cette fois-ci n’était plus à Kon Tum, mais en « exil » à Saigon.
Il est important de noter que si l’Évêque Alexis a eu l’idée de rétablir le Séminaire des Missions de Kon Tum en exil, c’est l’Évêque Phêrô qui a contribué de nombreux efforts à ce programme de formation pendant 8 ans en tant qu’évêque titulaire du diocèse. Il a discrètement soutenu le Séminaire des Missions de Kon Tum en exil à Saigon. C’est lui qui a décidé d’envoyer les premières générations de séminaristes de Kon Tum après 1975 au Grand Séminaire de Huế.
Les générations d’élèves qu’il a formées seront progressivement ordonnées diacres et prêtres par l’Évêque Micae, mais avec l’Évêque Alexis, qui a semé les premières graines, l’Évêque Phêrô a contribué à l’arrosage, afin que « Dieu lui-même fasse croître » (1 Co 3,6).
Mesdames et Messieurs, chers frères et sœurs,
Pour conclure, je voudrais évoquer une image de l’Évêque Phêrô, lorsqu’il était encore le berger du diocèse.
Les années où l’Évêque était l’évêque titulaire du diocèse de Kon Tum, de 1995 à 2003, le diocèse a dû faire face à d’innombrables difficultés : manque de vocations, manque de prêtres, et le petit nombre de prêtres restants ne pouvaient pas entrer dans les villages pour célébrer la messe, s’occuper des fidèles. Face à cette situation, l’Évêque Phêrô a eu une initiative unique : chaque fois qu’il en avait l’occasion, il portait une soutane, s’asseyait dans une voiture, et traversait les villages. Une fois, lorsque je lui ai demandé pourquoi en ville, l’évêque ne portait pas de soutane, mais dans le village, il portait une soutane, il m’a répondu ainsi : « pour que les habitants des hauts plateaux sachent qu’il y a encore des prêtres dans la région de Kon Tum ».
Mesdames et Messieurs, chers frères et sœurs, en particulier les séminaristes,
Je m’arrête sur cette image : l’image d’une soutane d’un évêque, apparaissant sur les routes des villages reculés et isolés, « pour que les habitants des hauts plateaux sachent qu’il y a encore des prêtres dans la région de Kon Tum ». Bien que l’image de la soutane de l’Évêque ait disparu dans la poussière, derrière les arbres, derrière les collines, les montagnes, mais peut-être qu’il restera quelque chose, chez les frères et sœurs des hauts plateaux, pour qu’ils puissent encore espérer et vivre leur foi.
De son vivant, l’Évêque disait souvent : « Dieu écrit droit avec des lignes courbes ». Aujourd’hui, même si l’image de la soutane de l’Évêque a vraiment disparu, et s’éloignera à jamais, mais sur les routes, sur les « lignes courbes » de l’époque, du diocèse, du champ missionnaire de Kon Tum, Dieu continue d’« écrire droit », avec les silhouettes de soutanes, des générations qui suivent, les générations d’élèves de l’Évêque, afin que les frères et sœurs des hauts plateaux et tant de pauvres, aient plus d’espoir, pour que l’Évangile d’amour du Christ se répande.
Nous remercions le Seigneur avec l’Évêque, pour une vie fidèle aux Hauts Plateaux. Que l’Évêque soutienne l’œuvre missionnaire du diocèse, et la famille bien-aimée du Séminaire des Missions de Kon Tum de l’Évêque.
**English Translation:**
Homily
Dear Director of the Major Seminary of Huế, dear teaching priests, dear priests, dear deacons, dear male and female religious, dear seminarians, applicants, dear former seminarians of Kon Tum, dear ladies and gentlemen, dear brothers and sisters, especially the family of Bishop Phêrô,
In the atmosphere of today’s farewell mass, reserved for the seminarians of the diocese, I would like to revisit some aspects of Bishop Phêrô’s life in relation to the Missionary Seminary of Kon Tum, and especially, in the light of today’s Word of God, so that our gratitude and prayer may be deeper and more complete.
Firstly, Bishop Phêrô, a life lived for love
The two readings chosen for today’s mass resonate with the episcopal motto of Bishop Phêrô: « Dilexit me » (« He loved me ») (Galatians 2:20).
In the first reading, from the letter of Saint Paul the Apostle to the Romans, we read strong affirmations about Christ’s love for us. Saint Paul writes: « Who shall separate us from the love of Christ? Shall tribulation, or distress, or persecution, or famine, or nakedness, or danger, or sword? (…) No, in all these things we are more than conquerors through him who loved us. For I am convinced that neither death nor life, neither angels nor demons, neither the present nor the future, nor any powers, neither height nor depth, nor anything else in all creation, will be able to separate us from the love of God that is in Christ Jesus our Lord ».
It is perhaps in this conviction that Bishop Phêrô entrusted his entire journey and episcopal mission to the love of God, in Jesus Christ: « Dilexit me » (« He loved me ») (Galatians 2:20). Bishop Phêrô does not say: « I love Him », but « He loved me ».
This is not merely a slogan, but a statement of faith in the gratuitous love that God, in Christ, has for him personally: « He loved me ». If we place his episcopal motto in the context of the letter to the Galatians, 2:20, we read: « I have been crucified with Christ and I no longer live, but Christ lives in me. The life I now live in the body, I live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me » (Galatians 2:20).
Christ, « who loved me and gave himself for me » (Galatians 2:20). This is not only Saint Paul’s declaration of faith, but also that of Bishop Phêrô. And more than that, it is a way of life, a bishop’s life: « He loved me ».
In reality, it is probably this gratuitous love of Christ that motivated Bishop Phêrô to fully live his episcopal mission, in love, with love, for love, through many challenges, difficulties of the times, of the diocese, and of his own person.
Secondly, a life of gentleness and humility
Throughout his earthly life, Jesus explicitly invited his disciples to learn only two things from him: gentleness and humility, as in the Gospel we just heard:
« Take my yoke upon you and learn from me, for I am gentle and humble in heart ».
If gentleness and humility are the distinctive traits of those who have studied under the school of Jesus, then Bishop Phêrô is likely a longtime student of this school.
If anyone has ever had the opportunity to meet Bishop Phêrô, they will likely feel this simplicity, gentleness, and humility in him, in his manners, in his lifestyle, in his relationships, especially with priests and seminarians. I still remember, after typing a sermon or letter for Bishop Phêrô, he would invite me to sit with him, to read it to me, to see if it was right, if anything needed to be added or removed. And when he found a suggestion reasonable, he would humbly make changes, not forgetting to say thank you. A bishop ready to accept advice from a seminarian, perhaps that alone is enough to show his humility.
Where did Bishop Phêrô acquire such a way of living? If not from the conviction he placed in the gratuitous love of God, through Jesus Christ, « Dilexit me » (« He loved me ») (Galatians 2:20)? From there, like Saint Paul, he could say: « I no longer live, but Christ lives in me » (Galatians 2:20).
Thirdly, a life attached to the Missionary Seminary of Kon Tum and close to seminarians
In the atmosphere of today’s mass, as seminarians spend their final moments with Bishop Phêrô, I would like to recall another aspect of Bishop Phêrô’s life: a life attached to the Missionary Seminary of Kon Tum and close to seminarians.
If gentleness and humility are two special traits of the school of Jesus, then Bishop Phêrô’s life is also closely connected with another school: the Missionary Seminary of Kon Tum.
Bishop Phêrô is the first fruit of the Missionary Seminary of Kon Tum. He belonged to the third class, the first classes since the establishment of the Missionary Seminary of Kon Tum in 1935. He had the opportunity to join the Missionary Seminary of Kon Tum at the age of 11. In 1937, through the recommendation of the parish priest of Cồn Dầu at that time, Father Phêrô Nguyễn Văn Chánh, young Trần Thanh Chung eagerly enrolled in the Minor Seminary of the Missionary Seminary of Kon Tum. And from there, for 12 consecutive years, from 1937 to 1949, he was closely associated with the Missionary Seminary of Kon Tum.
After completing the Major Seminary program in Saigon (1949-1955), he was ordained a deacon on 26/03/1955, in Saigon, by Bishop Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Immediately after being ordained a priest by Bishop Phaolô Kim on 25/08/1955, at the Cathedral of Kon Tum, the new priest Phêrô Trần Thanh Chung was appointed a teacher at the Minor Seminary of the Missionary Seminary of Kon Tum, from 09/1955 to 06/1957.
Furthermore, after about 8 years with the Jrai people in Plei Kơbei (1958-1966), Father Phêrô Trần Thanh Chung was entrusted by Bishop Phaolô Kim with the responsibility of Director of the Minor Seminary of the Missionary Seminary of Kon Tum in Đà Lạt and served there for 8 years (09/1966 – 08/1974).
On 22/11/1981, the day he officially became coadjutor bishop with the right of succession, his episcopal ordination took place at 18:00 at the chapel of the Missionary Seminary of Kon Tum. After officially becoming the diocesan bishop, after 14 years as coadjutor bishop (1981-1995), Bishop Phêrô continued the program of the Missionary Seminary of Kon Tum, which had been reestablished by Bishop Alexis since 1992, but this time no longer in Kon Tum, but “in exile” in Saigon.
It is noteworthy that if Bishop Alexis had the initiative to reestablish the Missionary Seminary of Kon Tum in exile, it was Bishop Phêrô who contributed significantly to this training program during his 8 years as diocesan bishop. He quietly supported the Missionary Seminary of Kon Tum in exile in Saigon. He was also the one who decided to send the first generations of Kon Tum seminarians after 1975 to the Major Seminary of Huế. The generations of his students will eventually be ordained as deacons and priests by Bishop Micae, but along with Bishop Alexis, who sowed the first seeds, Bishop Phêrô nurtured them, so that “God made it grow” (1 Corinthians 3:6).
Dear ladies and gentlemen, dear brothers and sisters,
To conclude, I would like to evoke an image of Bishop Phêrô, when he was still the shepherd of the diocese. During the years Bishop Phêrô served as the diocesan bishop of Kon Tum, from 1995 to 2003, the diocese faced countless difficulties: a lack of vocations, a shortage of priests, and the few priests left were not allowed to enter villages to celebrate Mass and care for the faithful. In response to this situation, Bishop Phêrô had a unique initiative: whenever possible, he wore a cassock, sat in a car, and traveled through the villages. On one occasion, when I asked why he didn’t wear a cassock in the city, but did in the village, he replied: “so that the people of the Highlands know there are still priests in this region of Kon Tum.”
Dear ladies and gentlemen, dear brothers and sisters, especially seminarians,
I stop at this image: the image of a bishop’s cassock, appearing on the roads of remote villages, “so that the people of the Highlands know there are still priests in this region of Kon Tum.” Though the image of Bishop Phêrô’s cassock swiftly passed and disappeared in the dust, behind the trees, over the hills, mountains, perhaps something will remain with the Highland brothers and sisters, so they can continue to hope and live their faith.
In life, Bishop Phêrô often said: “God writes straight with crooked lines.” Today, although the image of Bishop Phêrô’s cassock has truly passed and will be far from us forever, on the roads, on the “crooked lines” of the times, of the diocese, of the mission field of Kon Tum, God continues to “write straight,” with the shadows of cassocks, of the succeeding generations, the generations of Bishop Phêrô’s students, so that the Highland brothers and sisters and so many poor people have more hope, for the Gospel of Christ’s love to spread.
We thank God with Bishop Phêrô, for a life faithful to the Highlands. May Bishop Phêrô bless the missionary work of the diocese, and the beloved family of the Missionary Seminary of Kon Tum.
CVK58-60 Nguyễn Văn Lý.Bài chia sẻ của cha CVK 93 Phêrô Nguyễn Văn Hiền