CHUYỆN ÁP LỰC HỌC HỒI XƯA- NGÔI TRƯỜNG CHUẨN PHÁP NGÀY XƯA

31.07.2016

PHẦN 1 : NGÔI TRƯỜNG CHUẨN PHÁP NGÀY XƯA

Bây giờ, các PHHS và một số nhà giáo dục cứ la làng lên là áp lực học tập ghê gớm quá làm cho bọn trẻ mất đi tuổi thơ.

Thật lòng mà nói, áp lực học của bọn nhóc bây giờ nếu so một cách đằng thẳng với hồi trước chẳng phải là cái gì ghê gớm cả.

Chẳng qua bây giờ đôi lúc người ta nuông chiều lũ nhỏ quá, nên cứ muốn trải thảm cho bọn nhỏ đi mà không dám để cho bọn nhóc tự đi chân trần trên đất sỏi cho nó dạn dày sương gió.

Cái “hồi xưa” mà mình kể ở đây là thời điểm năm 1974 – 1975 tức là chỉ cách đây có 42 năm thôi à, hổng có xa xôi gì lắm đâu.

Cái hình chụp trong stt này là ngôi trường Thiên Phước – tọa lạc ở đỉnh đồi 116 Tùng Lâm Đà lạt mà mình đã từng được học hồi đó.

Ngôi trường chiếm nguyên một quả đồi 116, dưới chân đồi là trại gà Scala nổi tiếng ở miền nam hồi đó.

Nói về cơ sở vật chất của trường – thì nói thật – mấy cái trường mệnh danh là quốc tế bây giờ chưa hẳn đã bằng với trường đó.

Trường hồi mình học chỉ có 5 lớp (từ lớp 6 – 10), lớp 11 và 12 chuyển qua một cơ sở khác đẹp và hiện đại hơn (cơ sở lớp 11 – 12 nằm giữa trung tâm TP.Dalat).

Học sinh học nội trú trong trường quanh năm, mỗi năm được về nhà vào dịp tết và dịp hè. Suốt tuần lễ sống và sinh hoạt khép kín trong khuôn viên trường, cuối tuần có được một buổi đi dã ngoại bên ngoài trường.

Mỗi lớp khoảng từ 20 – 25 học sinh. Tuyển sinh đầu vào sẽ có 2 lớp 6 mỗi lớp 25 đứa. Sau một năm học sẽ có “hao hụt” cỡ chừng hơn 10 đứa (lý do hao hụt thì gồm có : đứng chót lớp 2 tháng liên tiếp hoặc không liên tiếp trong năm học; không trung thực trong việc học tập hoặc trong sinh hoạt, gây gỗ đánh lộn v.v….). Vì vậy càng lên cao số học sinh càng giảm dần, tới lớp 12 có khi chỉ còn khoảng 12 người trong lớp

Toàn trường có khoảng 4 sân bóng rổ, 3 sân bóng chuyền, 3 sân bóng đá, 3 sân bóng ném và những khoảng sân – rừng rộng mênh mông để phục vụ cho công việc vui chơi giải trí, tập luyện thể lực của học sinh.

Ngoài ra, trường còn có một phòng chiếu film màn ảnh rộng – âm thanh chuẩn với khoảng 300 chỗ ngồi

Để thi vào trường này tỷ lệ chọi có lẻ không thua gì vào PTNK bây giờ – thì 800 đứa lấy 50 đứa. Việc thi tuyển diễn ra trong thời gian 4 ngày, các thí sinh được sống tập trung trong trường thi dưới sự giám sát của các thầy trogn HĐTS.

Việc thi tuyển bao gồm kiến thức văn hóa, kiến thức cuộc sống và lối sống tập thể. Đại khái là các thầy trong HĐTS có nhiệm vụ quan sát các thí sinh anywhere – any time và đánh dấu vào bảng nhận xét. CUối kỳ tuyển sinh sẽ công bố danh sách 25 thí sinh trúng tuyển. Có những thí sinh giỏi nhưng bị rớt chỉ vi những điều hết sức đơn giản ; đi vào trong lớp học, thấy tờ giấy rác ngay cửa ra vào, không lượm rác bỏ vào thùng mà dửng dưng đi qua là xong film – Bạn đã có khả năng bị loại rất cao .

Một năm học hồi đó tiền học phí (bao gồm tiên học – tiền ăn) khoảng chừng 40 000 (tương đương với 2 lượng vàng). Đây không phải là một mức học phí cao, vì tính ra lương của một tài xế lãi xe cho tòa hành chính tỉnh Pleiku lúc đó sau khi nuôi 1 vợ và con ăn uống học hành thì còn dư được khoảng 1 – 1,5 chỉ vàng.

Sơ lược một chút để các bạn thấy được hình ảnh một cái trường “chọn” lúc trước 1975 như thế nào. TRong stt tới sẽ bắt đầu kể về chuyện học “áp lực cao” trong trường như thế nào.

Mong các bạn like nhiều nhiều để có hứng thúc viết tiếp nha

Pham Phuc Thinh  Cvk74