Đức Cha Martal Jannin Phước (1867-1940) và học sinh Trường đào tạo Yao Phu (Thầy giảng Thượng).

Trích đoạn phim tư liệu Kontum 1939.

Đức Cha Martal Jannin Phước (1867-1940) và học sinh Trường đào tạo Yao Phu (Thầy giảng Thượng).

Đến Kontum năm 1892, Giám mục Kontum từ 1933-1940. Trong vòng 50 năm, không ngừng, không nghỉ, không về Pháp (qua đời chôn tại Kontum), Đức Cha đã đương đầu với tất cả những hiểm nguy của bước đầu xâm nhập miền Cao Nguyên, tất cả những bệnh hoạn, tất cả những khó khăn đủ loại. Không bao giờ chán nản, trong thể xác già nua 73 tuổi, vẫn giữ một tâm hồn trẻ trung, một trí lực dồi dào trong lao động xây dựng, trong công trình sáng tạo hoặc trùng tu. Cha là kỹ sư thủy điện (dẫn nước về thị xã Kontum chạy máy thủy điện); là kiến trúc sư xây dựng trường Cuenot, Tiểu Chủng viện TS Kontum còn đến ngày nay. Cha còn là một kỹ sư cơ khí, đã tự chế (độ chế) ra chiếc xe 15 mã lực và tự sử dụng. Chúng ta đọc được đoạn này trong một tài liệu tiếng Pháp năm 1941 :

“Không ai đến Kontum mà không tìm cách gặp Đức Cha Jannin, bởi vì ngài nổi danh hoà nhã, đơn sơ, tốt bụng. Đối với một số người, tôi còn có thể nói ngài có “máu du lịch” nữa. Thật là một quang cảnh không kém phần lý thú khi nhìn vị Giám mục già này (chắc là mặc áo dòng tím, nhưng đã phai màu và sờn rách) leo lên chiếc xe “Fort tiền sử’ của ngài, gọi là “Bà Già”, ngồi vào tay lái, tay vặn chỗ này, chân đạp chỗ kia, miệng không ngừng cổ võ từ 10 đến 20 người đẩy giúp xe, có như thế “Bà Già” mười lăm mã lực mới chịu nổ máy! Bỗng chốc, tất cả đều chuyển động trong tiếng ồn ào hỗn độn đinh tai nhức óc của máy mòn, của sắt vụn. Chiếc xe ì ạch tiến lên. Từ xa, mọi người đều biết là xe của Đức Cha đã đến gần, khỏi cần bóp kèn! “Bà Già” không chịu im lặng chút nào! Người chủ của bà càng khiêm tốn, thì “Bà” càng làm cho người ta chú ý. Và tiếng vang hỗn độn của thùng xe bằng ‘tôn’ nứt hở lung tung này đã kêu gọi dân chúng ở chung quanh đó, Kinh có, Dân tộc có, họ đổ xô ra quỳ ngoài lề đường trong khi Đức Cha thả tay lái ban phép lành, bên phải, bên trái, vừa mỉm cười vừa luôn miệng: “A, các con ngoan, các con ngoan”. Trong những người xa lạ chứng kiến cảnh tượng này, có người chỉ mỉm cười, có người vội vàng chớp ảnh, nhưng tất cả đều nhận thấy gương sống động của tính đơn sơ tổ phụ và của lòng nhân ái đang đi qua.”

Thật tuyệt vời !

(LMS sưu tầm)

https://www.facebook.com/leminhson.kt/videos/316750186843688