366 – ĐẠO QUÂN NỮA ĐI ĐÂU?
Em đọc truyện Kiều đến câu:
“Ba quân chỉ ngọn cờ đào
Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy.”
Em liền thắc mắc hỏi anh:
– Anh ơi, thế… còn một đạo nữa đi đâu?
Anh giải thích:
– Sao mà ngốc thế, đọc thơ phải hiểu là “thi tại ngôn” có nghĩa là thơ ở ngoài lời. Còn một đạo quân nữa đi nấu cơm, không thì hai đạo quân kia đi đánh trận về nhịn đói hay sao?
367 – ĐI CÂU CÁ
Thầy: ” Tại sao em đi học trễ, bỏ một tiết học?”
Trò: “Thưa thầy, sáng hôm nay em muốn đi câu cá, nhưng rồi ba em không cho phép ạ!”
Thầy: “Thầy chắc là ba em đã giải thích cho em hiểu: Tại sao em phải đi học, mà không phải đi câu cá chứ?”
Trò: “Dạ có! Ba em nói rằng mồi ít quá, không đủ cho hai người câu ạ!
368 – EM ĐÂU CÓ NÓI
Cô giáo chỉ một cậu học trò ngồi cuối lớp:
– “Em hãy cho tôi biết làm thế nào để chứng minh được trái đất hình tròn? “
– “Thưa cô…” – Cậu bé tái mặt ấp úng – “Em có bao giờ nói nó hình tròn đâu ạ!”
369 – EM TƯỞNG
Trong cuộc thi vấn đáp về môn lịch sử, giám khảo gặp một thí sinh không trả lời được bất cứ câu hỏi nào. Ðể cứu thí sinh khỏi bị điểm không, cuối cùng ông hỏi một câu rất dễ cốt để anh ta vớt vát:
– Ai lãnh đạo quân và dân ta đánh thắng quân xâm lược nhà Minh?
Thí sinh vẫn cứ im lặng. Bực quá, ông buột miệng như quát:
– Lê Lợi!
Cậu thí sinh vội vã bước ra khỏi phòng thi. Giám khảo càng bực, gọi giật lại:
– Tại sao tôi chưa cho phép, anh đã tự ý bỏ đi?
Thí sinh ngạc nhiên đáp:
– Thưa thầy, em tưởng thầy hỏi em xong rồi và mới gọi bạn nào tên Lê Lợi lên để tra vấn ạ!
370 – GIẢI THÍCH
Em gái: – Anh Hai ơi! Ngườita nói: “Trên bước đườngthành công không có dấuchân của kẻ lười biếng”. Nghĩa là sao vậy anh?
Anh Hai: – Vậy mà cũng không hiểu!… Nghĩa là… là mấy đứa lười biếng… có chịu đi bộ đâu mà để lại dấu chân?…