Nhiều lần, khi khảo sát hoàn cảnh sống của gia đình các em nội trú hoặc cô nhi, KMF dễ dàng nhận ra “mẫu số chung” của các gia đình là rất nghèo túng, thiếu ăn, thiếu mặc. Người Dân Tộc lại thường đông con, nên việc lo thêm cho các cháu được ăn học đến nơi đến chốn là chuyện không đơn giản chút nào. Vì thế, các phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình.
Cuộc sống quá thiếu thốn, khó khăn nên các em nhỏ, dù đang trong tuổi thành niên, vẫn thường xuyên phải phụ giúp gia đình để trang trải cuộc sống. Các em học sinh, lớp 8-9, tức là khoảng 14, 15 tuổi, vừa nhanh nhẹn, trẻ trung, dẻo dai sức lực đã dần dần trở nên nguồn lao động chính của gia đình. Vì thế, rất nhiều em sau khi tốt nghiệp lớp 9 đã quyết định bỏ dở việc học hành để giúp bố mẹ làm nương rẫy. Do đó, con số các em người Dân tộc học lên cấp III rất ít.
KMF mong rằng khi các cha, các Sơ hỗ trợ cho các em có môi trường học tập tốt trong các nhà Nội Trú thì các em sẽ có thể chú tâm học tập hơn. Nếu trong số 100 em mà có được một vài em tốt nghiệp Đại Học và trở về giúp đỡ cho quê nhà, cho buôn làng thì đó quả là một tin vui cho mọi người. Quý vị có nghĩ thế không?
Y Diễm (2012) Lớp 5. Làng ĐăkKia, Xã Đoàn Kết, Kontum. * Em là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh chị em. Bố em là bệnh nhân phong. Cả bố lẫn mẹ đều cố gắng làm nương rẫy để kiếm sống, nhưng gặp khó khăn mọi mặt vì bệnh tình, nên không đủ khả năng lo cho con cái được đến trường được. (Nhà Nội Trú Đăk Kia)
Y Hel (2007) Lớp 10. Làng Kon Pia, Xã ĐăkHà, Huyện TuMơRông, Kontum. * Em là con thứ 6 trong gia đình có 11 anh chị em. Bố mẹ đều làm nông, nhưng không sao lo đủ ăn đủ mặc cho các con được. Y Hel rất ao ước được đến trường học tập, nhưng gia đình không đủ khả năng cho em đến trường. Vì thế cha mẹ em xin cho em được vào ở với các Sơ để có cơ hội đi học như các bạn khác. (Nhà Nội Trú Đăk Kia)
Y Suyến (2007). Lớp 10. Đăk Hring, Đăk Hà, Kontum. * Em là con cả trong gia đình có 5 người con. Gia đình thuộc “hộ nghèo” của thôn. Bố mẹ các em đi làm thuê ở xa nhà, nên các con tự chăm sóc lẫn nhau, và thường xuyên phải nghỉ học. Các Sơ nhận nuôi em được hơn 10 năm, khi em mới lên 5. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
A Tâu (2007). Lớp 10. Đăk Pxi, Đăk Hà, Kontum. * Em là con út trong gia đình có 5 người con. Các cháu mồ côi cha từ sớm. Mẹ yếu sức không còn khả năng lao động. Gia đình thuộc “hộ nghèo” của thôn. Các cháu thường xuyên phải nhịn đói vì nhà không có gì để ăn. CÁc Sơ nhận nuôi cháu được 12 năm, khi cháu mới lên 3. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
Y Than (2007). Lớp 10. Ia Khuôl, Chư Pah, Gia Lai. * Em là con thứ 2 trong gia đình có 5 người con. Các cháu mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ bị bệnh thần kinh, nên không có khả năng nuôi nấng con cái. Các Sơ nhận nuôi em được hơn 12 năm, khi em mới lên 3. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
Y Liễu (2006). Lớp 11. Dak Hring, Dak Hà, Kontum. * Em là con thứ 4 trong gia đình có 10 người con. Nhà rất nghèo, không có đất canh tác nên bố mẹ phải đi làm thuê làm mướn, mà vẫn không đủ sống, nên không thể lo cho con cái học hành. Các Sơ nhận nuôi em được hơn 2 năm qua, khi em được 14 tuổi. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
Y Đói (2005). Lớp 11. Hà Tây, Chư Pah, Gia Lai. * Em là con thứ 5 trong gia đình có 9 người con. Bố mẹ đều đã lớn tuổi, không có khả năng làm việc. Gia đình thuộc “hộ nghèo” của thôn. Các cháu thiếu ăn, thiếu mặc. Các Sơ nhận nuôi cháu được 12 năm, khi cháu lên 5 tuổi. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
HJap (2004). Lớp 12. Đăk Tô, Kontum. * Em là con áp út trong gia đình có 7 người con. Bố em mất sớm, một mình mẹ hay đau ốm, không chăm sóc các con được. Gia đình thuộc “hộ nghèo” của thôn. Các Sơ nuôi cháu được hơn 10 năm qua, khi cháu lên 8 tuổi. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
A Gruing, lớp 8, 13 tuổi. * Mẹ em đã bỏ đi đâu chẳng biết, nên hiện giờ em ở chung với bà Nội đã lớn tuổi. Bà không thể lo cho các cháu ăn học tốt được, nên bà xin các Sơ cho cháu đến nhà nội trú để được cơ hội học tập tốt hơn. (Nhà Nội Trú Đăk Wơk)
Y Lan, lớp 7, 12 tuổi. * Em có học lực khá, nhưng hoàn cảnh gia đình quá nghèo, nên ảnh hưởng nhiều đến chuyện học tập của em. Nhà nghèo quá, nên khi mới xong lớp 6, em đã muốn nghỉ học để lên thành phố làm thuê, kiếm tiền thêm cho gia đình. Các Sơ phải xin cho em vào ở nhà nội trú để em có thể học tập tốt hơn. (Nhà Nội Trú Đăk Wơk)
Y Tiết (2008). Lớp 9. Đăk Hring, Đăk Hà, Kontum. * Cháu là con thứ 6 trong gia đình có 8 người con. Các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoàn cảnh rất đáng thương. Họ hàng không có ai nhận nuôi các cháu. Các Sơ nhận nuôi cháu từ khi cháu mới được vài tháng tuổi, và đã hơn 14 năm qua. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
A Triệu (2008). Lớp 9. Thôn Konklor 2, Đăk Rơ Wa, Kontum. * Em là con út trong gia đình có 3 người con. Các em mồ côi cha từ nhỏ. Một mình mẹ làm thuê đủ thứ để nuôi các con mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc. Mẹ em thường xuyên bị đau ốm vì suy nhược cơ thể. Các Sơ nhận nuôi em được hơn 10 năm qua, khi cháu mới lên 2. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
Y Tri (2007). Lớp 10. Diên Bình, Đăk Tô, Kontum. * Em là con thứ 8 trong gia đình có 12 người con. Bố mẹ không có đất canh tác, nên phải làm thuê làm mướn để nuôi gia đình, nhưng vẫn không sao đủ sống. Các Sơ nhận nuôi em được 11 năm, khi em mới lên 4. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)
Y Ảnh (2007). Lớp 10. Đăk Hring, Đăk Hà, Kontum. * Em là con cả trong gia đình có 4 người con. Các cháu mồ côi cha từ sớm. Một mình mẹ gồng gánh nuôi cả nhà thật vất vả. Các Sơ nhận nuôi em được 12 năm, khi em mới lên 3. (Cô Nhi Viện Vinh Sơn 5)