Đức Giám Mục Kontum xin chính quyền trả lại nhà thờ Hiếu Đạo cho giáo phận trong thư chung mùa vọng 2019

Đức Giám Mục Kontum xin chính quyền trả lại nhà thờ Hiếu Đạo

cho giáo phận trong thư chung mùa vọng 2019

nha tho Hieu Dao.jpg

Nhà thờ Hiếu Đạo trước năm 1976

Và sau đây xin mời nghe tâm tình của cha Tổng Đại Diện.

Xin cả nhà chung lời cầu nguyện.

 https://www.facebook.com/100010291271499/videos/1018395921846774/

Một ít tài liệu về nhà thờ Hiếu Đạo:

Duc Tran

25 Tháng 11 lúc 11:22

Chúc mừng lễ Bổn Mạng “Chúa Kitô Vua” của Giáo xứ Hiếu Đạo.

Xin Chúa Kitô Vua chúc lành cho giáo xứ và tất cả con cái của Ngài!

Đôi dòng tìm hiểu thêm vê Giáo xứ Hiếu Đao:

Tọa lạc nguy nga bên góc ngã tư đường Hai Bà Trưng giao với đường Hoàng Văn Thụ là ngôi thánh đường Giáo xứ Hiếu Đạo, đang bị nhà nước tịch thu chưa trả lại. Mỗi lần đi qua về lại bên góc đường này, không một giáo dân Hiếu Đạo nào mà không chạnh lòng về một ngôi nhà chung đã một thời con cái giáo xứ ngày đêm quây quần bên bàn thờ Chúa với tiếng kinh cầu nối dài bất tận, nay bỗng dưng tắt tịm một cách đầy u uẩn đến khó hiểu.

Một người của giáo xứ Hiếu Đạo chia sẻ rằng: “Không riêng gì bản thân tôi, nhưng hết thảy bà con giáo xứ Hiếu Đạo đều mong có một nơi thực sự của mình. Không phải để khoe khoang mình có nhà thờ phượng chung, nhưng là để có nơi mà quy tụ và giáo dục con cái. Có những người ở gần thì họ sẵn sàng về nhà thờ Thăng Thiên dự lễ, nhưng người nào ở xa thì họ không về, mà đi qua Đức An hoặc Hiếu Đức tham dự”.

Người này chia sẻ thêm: “Cho tới thời điểm này, tất cả gáo xứ vẫn đang còn nỗi đau, mà nỗi đau nào bằng nỗi đau khi con cái trong một gia đình, phải đi ở mỗi đứa một phương. Mỗi lần đi qua nhà mình, không dám vào, thậm chí không dám nhìn vào, mặc dù nơi nhà đó là nhà của cha mẹ mình ‘thắt lưng buộc bụng’ mà làm nên. Người dân Hiếu Đạo bây giờ chỉ mơ ước có ngày đoàn tụ trong một ngôi thánh đường. Người ta đoàn tụ để có cơ hội mà giáo dục con cái”.

“Dù nhà thờ có thể tạm mất, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa thì mãi mãi vẫn còn và tin rằng Chúa sẽ trả lại cho ta tất cả” (lời của Đức Cha Micae trong dịp lễ bổn mạng Giáo xứ Hiếu Đạo 2011). Thực tế, trong hơn 43 năm qua, đời sống đức tin của anh chị em giáo dân Hiếu Đạo không những không hề mất đi, nhưng còn lớn mạnh đến một cách bất ngờ. Tinh thần yêu thương, đùm bọc thì ngày một gắn chặt với nhau hơn. Vì không có nhà thờ để đọc kinh chung, anh chị em đành đến nhà của nhau mà đọc kinh xóm trong các dịp lễ bổn mạng, lễ tang, lễ giỗ, lễ mân côi,… Họ sống và thực hành niềm tin của mình len lỏi từ nhà này sang nhà khác, từ người này sang người khác. Đặc biệt là lúc tang gia, cả giáo xứ tập trung về lo lắng, giúp đỡ cho tang quyến một cách vô vị lợi. Họ lập ra cả ban tang lễ – ban lâm chung, để lo cho các gia đình trong xứ khi gặp tang chế, có khi còn phục vụ cả các xứ bạn nữa.

Được biết, trong số con cái giáo xứ Hiếu Đạo, có nhiều người rất có lòng cộng tác và giúp đỡ Giáo Hội vùng sâu vùng xa và những nơi nghèo khổ. Dù mất nhà thờ hơn 43 năm nay, nhưng những cánh chim phục vụ vô vị lợi cho đời, cho người và cho Tin Mừng vẫn không biết mệt mỏi, để góp phần xây dựng các nhà thờ, các trung tâm mồ côi, nhà nội trú, các dịp tổ chức lớn nhỏ trong Giáo Phận và nhất là cho người nghèo. Những thực tế trên, hẳn ai ai trong Giáo phận cũng dễ dàng nhận ra và đem lòng cảm mến giáo xứ Hiếu Đạo.

******************************************************************************

Bài Trich Thư Mừng bổn mạng của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh gửi cho Giáo xứ Hiếu Đạo. Văn thư Số 101/VT/’11/TgmKt, ngày 20 tháng 11 năm 2011 như sau :

Kính gửi: Cộng Đoàn Hiếu Đạo,
Giáo hạt Pleiku, Giáo phận Kon Tum.

Mến thăm anh chị em,

Xin chúc mừng lễ Bổn Mạng “Chúa Kitô Vua” của Giáo xứ Hiếu Đạo.

Giáo xứ Hiếu Đạo là một trong những giáo xứ năng động nhất của Giáo phận KonTum, được tách từ xứ Mẹ Thăng Thiên năm 1960. Người có công đầu phải kể tới Cha Cố Phaolô Võ Quốc Ngữ và Cha Cố Gioan Nguyễn Trí Thức. Sau Cha sở đầu tiên Phaolô lần lượt tới các cha xứ mới: Cha Anrê Phan Thanh Văn, Cha Tôma Lê Thành Ánh, Cha Phêrô Phaolô Hoàng văn Quy và Cha Giuse Trần Sơn Nam.

Nhà thờ lúc đầu nằm trên khu đất Trường Chu Văn An hiện nay. Tôi đã có vinh dự về giúp xứ năm 1964-1965. Đúng 12 tháng 12 ngày 12 giờ (từ 17g00 ngày 01.07.1964 đến 17g00 ngày 12.07.1965). Tôi hiểu rõ tâm tình và ước nguyện của anh chị em.

Vâng, cuộc sống của Giáo xứ Hiếu Đạo đã “bị xáo trộn” kề sau biến cố 1975. Đặc biệt từ ngày 24.12.1975 và ngày 07.06.1976. Tôi là một trong 3 linh mục đang sống tại đây và chứng kiến những chuyện xảy ra trong 2 ngày này.

Ngày 24.12.1975, Chính quyền Thị xã Pleiku và Tỉnh Gialai-Kontum báo tin Nhà thờ Hiếu Đạo không được tổ chức lễ Giáng Sinh 1975. Đêm đó cả 3 nhà thờ Thăng Thiên, Đức An và Thánh Tâm đều quyết định không cử hành lễ đêm để “hiệp thông” với anh chị em Hiếu Đạo. Đến ngày 07.06.1976, Chính quyền đã bắt Cha xứ Giuse Trần Sơn Nam đi cải tạo, còn hai chúng tôi – Lm Phêrô Phaolô Hoàng Văn Quy và bản thân tôi – “được trục xuất” về Nhà thờ Thăng Thiên và Nhà thờ Thánh Tâm. Từ đó đến nay, Giáo xứ Hiếu Đạo chịu cảnh “tán tác”: Xóm 2 tạm sinh hoạt ké Gx Đức An, các xóm đạo khác ké bên Thăng Thiên. Cảnh “sống nhờ” như thế làm cho anh chị em rất đau khổ. Vết thương lòng anh chị em tới giờ này vẫn chưa khép nổi. Nên vì quyền lợi thiêng liêng và theo nguyện vọng chính đáng của anh chị em, nay tôi chấp thuận quy tụ anh chị em 4 xóm đạo về lại một mối và tạm đặt trực tiếp dứơi sự chăm sóc của Cha Xứ Thăng Thiên, trong khi chờ đợi Chính Quyền xem xét trao lại Nhà thờ Hiếu Đạo cho anh chị em được sinh hoạt độc lập như trước năm 1975.

Xin cám ơn các Cha xứ Đức An cũng như các Cha xứ Thăng Thiên suốt bao năm qua đã quảng đại đón tiếp và phục vụ anh chị em Hiếu Đạo. Xin các cha tiếp tục giúp đỡ theo khả năng cho phép, trong khi chờ tôi có thể bổ nhiệm một linh mục riêng cho Giáo xứ Hiếu Đạo.

Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành và thực hiện tất cả những điều tốt đẹp nhất cho anh chị em. Nguyện xin Chúa soi sáng cho Nhà cầm quyền sớm cho chúng ta nhận lại ngôi thánh đường này.

Hiệp thông trong tâm tình tôn vinh và tạ ơn Chúa.

(đã ký)

X Micae Hoàng Đức Oanh

Giám Mục Giáo Phận Kon Tum.

*******************************************************************

Xin Chúa thương hiểu cho những tấm lòng hiếu thảo, trung tin vào quyền năng Đấng Tối Cao, để ngày mai không xa, chính Con Một của Ngài sẽ giáng trần và đem niềm vui đoàn tụ cho con cái Chúa.

Xem lại bài chia sẻ Lễ Chúa KiTô Vua Vũ trụ – Bổn mạng Giáo xứ Hiếu Đạo Pleiku,GP Kontum – ngày 23.11.2015 
của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh

 

 

GX Hiếu Đạo

Phỏng vấn ĐC Oanh.

https://www.facebook.com/100009395282375/videos/1730257313964095/

 

2.415 lượt xem

Duc Tran cùng với TrongQuang Tran và 6 người khác.

19 Tháng 11, 2016

CHÚNG CON ĐANG KHÓC CHÚA ƠI!
TRONG LÒNG CHÚNG CON ĐANG NHỚ ĐẾN ĐỨC CHA MICAE VÀ QÚY CHA ĐỒNG TẾ MỪNG KÍNH LỄ CHÚA KITÔ VUA NĂM ẤY:

Mừng Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ-
Bổn Mạng Giáo Xứ Hiếu Đạo (20.11.2011). 
Giáo phận Kon Tum: Lễ Mừng Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, 20/11/2011, Đức Cha Micae Giám mục Giáo phận đã đến nhà thờ Thăng Thiên,
Giáo hạt Pleiku, dâng lễ bổn mạng cho Giáo xứ Hiếu Đạo (không còn nhà thờ).

( Nhà thờ Hiếu Đạo trước năm 1976.)
Thánh lễ bắt đầu lúc 6 giờ 00, Chúa Nhật 20/11/2011, chủ tế là Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận, cùng đồng tế có Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông, chánh xứ Thăng Thiên, Cha Tôma Nguyễn Văn Thượng, chánh xứ Đức An và Cha Bartôlômêô Nguyễn Đình Phước, Thư ký TGM, chánh xứ Giáo xứ Hoà Phú.
Khởi đầu thánh lễ, sau khi Đức Cha Micae làm dấu thánh giá, một Vị đại Diện Ban chức việc Giáo xứ Hiếu Đạo đã lược lại quá trình hình thành Giáo xứ Hiếu Đạo, từ năm 1960, năm nay đã là 51 năm thành lập. Được biết từ năm 1976 đếnnay, giáo xứ Hiếu Đạo không có Cha xứ, không còn nhà thờ, giáo dân trong Giáo xứ đã như tan tác, chia đôi – từ khi Chính Quyền lấy Nhà thờ làm “Nhà Văn Hoá-Cung Thiếu Nhi Tỉnh Gia Lai” – số giáo dân hiện nay hơn 1600 người nhưng phải sống cảnh“lưu vong”, một nửa sống nhờ và đi lễ tại Giáo xứ Thăng Thiên, nửa còn lại đi lễ ở Giáo xứ Đức An. Thánh lễ mừng Bổn mạng Giáo xứ hằng năm cũng như năm 2011 này Giáo dân phải mượn Giáo xứ Thăng Thiên để mừng lễ của mình.

Tiếp đến, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn vân Đông đã đọc thư mừng bổn mạng của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh gửi cho Giáo xứ Hiếu Đạo. Vănthư Số 101/VT/’11/TgmKt, ngày 20tháng 11 năm 2011 như sau :
Kính gửi: Cộng Đoàn Hiếu Đạo, 
Giáo hạt Pleiku, Giáo phận Kon Tum.
Mến thăm anh chị em,
Xin chúc mừng lễ Bổn Mạng “Chúa KitôVua” của Giáo xứ Hiếu Đạo.
Giáo xứ Hiếu Đạo là một trong những giáo xứ năng động nhất của Giáo phận KonTum, được tách từ xứ Mẹ Thăng Thiên năm 1960. Người có công đầu phải kể tới Cha Cố Phaolô Võ Quốc Ngữ và Cha Cố Gioan Nguyễn Trí Thức. Sau Cha sở đầu tiên Phaolô lần lượt tới các cha xứ mới: Cha Anrê Phan Thanh Văn, ChaTôma Lê Thành Ánh, Cha Phêrô Phaolô Hoàng văn Quy và Cha Giuse Trần Sơn Nam.
Nhà thờ lúc đầu nằm trên khu đất Trường Chu Văn An hiện nay. Tôi đã có vinh dự về giúp xứ năm 1964-1965. Đúng 12 tháng 12 ngày 12 giờ (từ 17g00 ngày 01.07.1964 đến 17g00 ngày 12.07.1965). Tôi hiểu rõ tâm tình và ước nguyện của anh chị em.
Vâng, cuộc sống của Giáo xứ Hiếu Đạo đã “bị xáo trộn”kề sau biến cố 1975. Đặc biệt từ ngày 24.12.1975 và ngày 07.06.1976. Tôi là mộttrong 3 linh mục đang sống tại đây và chứng kiến những chuyện xảy ra trong 2 ngày này.
Ngày 24.12.1975, Chính quyền Thị xã Pleiku và Tỉnh Gialai-Kontum báo tin Nhà thờ Hiếu Đạo không được tổ chức lễ Giáng Sinh 1975.Đêm đó cả 3 nhà thờ Thăng Thiên, Đức An và Thánh Tâm đều quyết định không cử hành lễ đêm để “hiệp thông” với anh chị em Hiếu Đạo. Đến ngày 07.06.1976, Chính quyền đã bắt Cha xứ Giuse Trần Sơn Nam đi cải tạo, còn hai chúng tôi – Lm PhêrôPhaolô Hoàng Văn Quy và bản thân tôi – “được trục xuất” về Nhà thờ Thăng Thiên và Nhà thờ Thánh Tâm. Từ đó đến nay, Giáo xứ Hiếu Đạo chịu cảnh “tản tác”: Xóm 2 tạm sinh hoạt ké Gx Đức An, các xóm đạo khác kế bên Thăng Thiên. Cảnh “sống nhờ” như thế làm cho anh chị em rất đau khổ. Vết thương lòng anh chị em tới giờ này vẫn chưa khép nổi. Nên vì quyền lợi thiêng liêng và theo nguyện vọng chính đáng của anh chị em, nay tôi chấp thuận quy tụ anh chị em 4 xóm đạo về lại một mối và tạm đặt trực tiếp dưới sự chăm sóc của Cha Xứ Thăng Thiên, trong khi chờđợi Chính Quyền xem xét trao lại Nhà thờ Hiếu Đạo cho anh chị em được sinh hoạt độc lập như trước năm 1975.
Xin cám ơn các Cha xứ Đức An cũng như các Cha xứ Thăng Thiên suốt bao năm qua đã quảng đại đón tiếp và phục vụ anh chị em Hiếu Đạo.Xin các cha tiếp tục giúp đỡ theo khả năng cho phép, trong khi chờ tôi có thể bổ nhiệm một linh mục riêng cho Giáo xứ Hiếu Đạo.
Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành và thực hiện tất cả nhữngđiều tốt đẹp nhất cho anh chị em. Nguyện xin Chúa soi sáng cho Nhà cầm quyền sớm cho chúng ta nhận lại ngôi thánh đường này.
Hiệp thông trong tâm tình tôn vinh và tạ ơn Chúa.
(đã ký)
X Micae Hoàng Đức Oanh
Giám Mục Giáo Phận Kon Tum.
Nghe xong thư, nhiều người đã sụt sùi khóc, vì nhớ lại cảnh “nhà thờ mất, giáo xứ tan”; đang sống trên quê hương mình mà như đang sống lưu vong tại đâu đó.
Đức Cha Micae tiếp bằng vài lời an ủi Giáo dân Giáo xứ Hiếu Đạo, ngài cám ơn các Cha sở 2 Giáo xứ Thăng Thiên và Giáo xứ Đức An đã cưu mang Giáo xứ Hiếu Đạo gần 35 năm qua, Ngài cũng hứa sẽ sớm bổ nhiệm cho giáo xứ Hiếu Đạo một Cha xứ và kêu gọi mọi người tha thiết cầu nguyện cho ChínhQuyền tỉnh Gia Lai sớm trao trả lại Nhà thờ cho Giáo xứ Hiếu Đạo.
Như chúng ta biết, cứ theo luật Quốc Tế hay một Chính Thể nào thì cơ sở tôn giáo phải luôn phải được tôn trọng và bảo vệ, cho dù chế độ trước mất, chế độ đến sau cũng phải tôn trọng, không được chiếm đoạt hay lấy sử dụng vì một lý do nào. Giáo xứ Hiếu Đạo đã mất Nhà thờ Giáo xứ, phải sống lưu vong, quả là một trường hợp hiếm có mà Chính Quyền tỉnh Gia Lai đã”hiểu nhầm” chiếm dụng ngôi Nhà thờ này, làm cho Giáo dân phải tan tác và tản mác.
Tiếp tục thánh lễ, Đức cha Micae đã chia sẻ Tin Mừng và mời gọi giáo dân Hiếu Đạo hãy sống Tin Mừng cách hữu hiệu nhất là loan truyền Tin Mừng cho mọi người bằng cách sống của mình, dù chưa được trả lại nhàthờ, nhưng phải chú tâm đọc lời Chúa mỗi ngày, nhất là biết chia sẻ tình thương mến thương cho những người sống chung quanh mình, để họ cũng được hưởng cái hạnhphúc làm con Chúa.

Cuối thánh lễ là các phiên chầu lượt theo Giáo họ của Giáo xứ Hiếu Đạo nhân ngày mừng Bổn mạng Kitô Vua của mình.

Trích bài viết của Ban Truyền Thông Giáo phận Kon Tum.

 

Ký Sự 2: GIÁO MIỀN PLEIKU – GIÁO XỨ HIẾU ĐẠO

 

Kính thưa quý vị độc giả trong gia đình Truyền thông Giáo phận Kontum!

 Gió lạnh đã tràn về trên những rẻo cao, bụi cây lá cỏ đã chuyển màu như đang chuẩn bị ngênh đón Vị Thiên Sai sẽ đến. Hòa cùng niềm vui chung đó, chúng tôi lên đường đến các giáo xứ, để phần nào nói lên lời hiệp thông sâu sắc và gắn bó nồng nàn trên đường lữ hành về bên máng cỏ Bêlem năm 2011.

 

 

 

Điểm tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu cùng bạn đọc là giáo xứ Hiếu Đạo, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Tọa lạc nguy nga bên góc ngã tư đường Hai Bà Trưng giao với đường Hoàng Văn Thụ là ngôi thánh đường

 

Giáo xứ Hiếu Đạo, đang bị nhà nước tịch thu chưa trả lại. Mỗi lần đi qua về lại bên góc đường này, không một giáo dân Hiếu Đạo nào mà không chạnh lòng về một ngôi nhà chung đã một thời con cái giáo xứ ngày đêm quây quần bên bàn thờ Chúa với tiếng kinh cầu nối dài bất tận, nay bỗng dưng tắt tịm một cách đầy u uẩn  đến khó hiểu.

Giáng Sinh năm nay cũng như những năm trước, giáo xứ Hiếu Đạo phải tuôn về nhà thờ Thăng Thiên để tham dự và thể hiện niềm tin Kitô Giáo. Mỗi người, mỗi nhà tự làm hang đá cho lòng mình, cho nhà mình, để nơi đó chính Đấng Thánh của Thiên Chúa sẽ ngự đến. Lối đi về ngang qua nhà thờ Hiếu Đạo, họ chỉ nhìn vào mà lòng đằng đẵng những chờ mong cho một ngày mai tươi sáng cùng dâng Lễ Giáng Sinh ấm áp tình người tình Chúa.

Một người của giáo xứ Hiếu Đạo chia sẻ rằng: “Không riêng gì bản thân tôi, nhưng hết thảy bà con giáo xứ Hiếu Đạo đều mong có một nơi thực sự của mình. Không phải để khoe khoang mình có nhà thờ phượng chung, nhưng là để có nơi mà quy tụ và giáo dục con cái. Có những người ở gần thì họ sẵn sàng về nhà thờ Thăng Thiên dự lễ, nhưng người nào ở xa thì họ không về, mà đi qua Đức An hoặc Hiếu Đức tham dự”.

Người này chia sẻ thêm: “Cho tới thời điểm này, tất cả gáo xứ vẫn đang còn nỗi đau, mà nỗi đau nào bằng nỗi đau khi con cái trong một gia đình, phải đi ở mỗi đứa một phương. Mỗi lần đi qua nhà mình, không dám vào, thậm chí không dám nhìn vào, mặc dù nơi nhà đó là nhà của cha mẹ mình ‘thắt lưng buộc bụng’ mà làm nên. Người dân Hiếu Đạo bây giờ chỉ mơ ước có ngày đoàn tụ trong một ngôi thánh đường. Người ta đoàn tụ để có cơ hội mà giáo dục con cái”.

“Dù nhà thờ có thể tạm mất, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa thì mãi mãi vẫn còn và tin rằng Chúa sẽ trả lại cho ta tất cả” (lời của Đức Cha Micae trong dịp lễ bổn mạng Giáo xứ Hiếu Đạo 2011). Thực tế, trong hơn 30 năm qua, đời sống đức tin của anh chị em giáo dân Hiếu Đạo không những không hề mất đi, nhưng còn lớn mạnh đến một cách bất ngờ. Tinh thần yêu thương, đùm bọc thì ngày một gắn chặt với nhau hơn. Vì không có nhà thờ để đọc kinh chung, anh chị em đành đến nhà của nhau mà đọc kinh xóm trong các dịp lễ bổn mạng, lễ tang, lễ giỗ, lễ mân côi,… Họ sống và thực hành niềm tin của mình len lỏi từ nhà này sang nhà khác, từ người này sang người khác. Đặc biệt là lúc tang gia, cả giáo xứ tập trung về lo lắng, giúp đỡ cho tang quyến một cách vô vị lợi. Họ lập ra cả ban tang lễ – ban lâm chung, để lo cho các gia đình trong xứ khi gặp tang chế, có khi còn phục vụ cả các xứ bạn nữa.

Được biết, trong số con cái giáo xứ Hiếu Đạo, có nhiều người rất có lòng cộng tác và giúp đỡ Giáo Hội vùng sâu vùng xa và những nơi nghèo khổ. Dù mất nhà thờ hơn 30 năm nay, nhưng những cánh chim phục vụ vô vị lợi cho đời, cho người và cho Tin Mừng vẫn không biết mệt mỏi, để góp phần xây dựng các nhà thờ, các trung tâm mồ côi, nhà nội trú, các dịp tổ chức lớn nhỏ trong Giáo Phận và nhất là cho người nghèo. Những thực tế trên, hẳn ai ai trong Giáo phận cũng dễ dàng nhận ra và đem lòng cảm mến giáo xứ Hiếu Đạo.

Những người già cả như bà cụ Phú ở đường Hai Bà Trưng, cụ Chính ở đường Huỳnh Thúc Kháng, cụ thân sinh của ông Tín Dũng, … đã hi sinh cả thời sức trẻ mà làm lụng và cống hiến cho nhà thờ Hiếu Đạo, để mong ngày già cả thì được đi lễ ở nhà thờ của mình. Nào ngờ đâu, những người đó hôm nay phải ngồi trên chiếc xe lăn mà lặn lội hàng mấy cây số, trong cái lạnh buốt giá sớm chiều của thời tiết Tây Nguyên, về đến nhà thờ Thăng Thiên mà dự lễ.

Xin Chúa thương hiểu cho những tấm lòng hiếu thảo, trung tin vào quyền năng Đấng Tối Cao, để ngày mai không xa, chính Con Một của Ngài sẽ giáng trần và đem niềm vui đoàn tụ cho con cái Chúa.

Ban Truyền Thông Giáo phận Kontum

GPKONTUM (24.12.2011) KONTUM

 

Giáo xứ Hiếu Đạo, Kontum mừng lễ Bổn mạng
BTT Kontum11/26/2011

 

KONTUM – Lễ Mừng Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, 20/11/2011, Đức Giám mục Giáo phận đã đến nhà thờ Thăng Thiên,

Giáo hạt Pleiku, dâng lễ bổn mạng cho Giáo xứ Hiếu Đạo (không còn nhà thờ).

 

Thánh lễ bắt đầu lúc 6 giờ 00, Chúa Nhật 20/11/2011, chủ tế là Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục

Giáo phận, cùng đồng tế có Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông, chánh xứ Thăng Thiên, Cha Tôma

Nguyễn Văn Thượng, chánh xứ Đức An và Cha Bartôlômêô Nguyễn Đình Phước, Thư ký TGM, chánh xứ

Giáo xứ Hoà Phú.

Khởi đầu thánh lễ, sau khi Đức Cha Micae làm dấu thánh giá, một Vị đại Diện Ban chức việc Giáo xứ Hiếu

Đạo đã lược lại quá trình hình thành Giáo xứ Hiếu Đạo, từ năm 1960, năm nay đã là 51 năm thành lập.

Được biết từ năm 1976 đến nay, giáo xứ Hiếu Đạo không có Cha xứ, không còn nhà thờ, giáo dân trong

Giáo xứ đã như tan tác, chia đôi – từ khi Chính Quyền lấy Nhà thờ làm “Nhà Văn Hoá-Cung Thiếu Nhi

Tỉnh Gia Lai” – số giáo dân hiện nay hơn 1600 người nhưng phải sống cảnh “lưu vong”, một nửa sống

nhờ và đi lễ tại Giáo xứ Thăng Thiên, nửa còn lại đi nhờ lễ ở Giáo xứ Đức An. Thánh lễ mừng Bổn mạng

Giáo xứ hằng năm cũng như năm 2011 này Giáo dân phải mượn Giáo xứ Thăng Thiên để mừng lễ của mình.

Tiếp đến, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn vân Đông đã đọc thư mừng bổn mạng của Đức Cha Micae

Hoàng Đức Oanh gửi cho Giáo xứ Hiếu Đạo. Văn thư Số 101/VT/’11/TgmKt, ngày 20 tháng 11 năm 2011 như sau: 

Kính gửi: Cộng Đoàn Hiếu Đạo, 
Giáo hạt Pleiku, Giáo phận Kon Tum.

Mến thăm anh chị em,
Xin chúc mừng lễ Bổn Mạng “Chúa Kitô Vua” của Giáo xứ Hiếu Đạo.

Giáo xứ Hiếu Đạo là một trong những giáo xứ năng động nhất của Giáo phận KonTum, được tách từ

xứ Mẹ Thăng Thiên năm 1960. Người có công đầu phải kể tới Cha Cố Phaolô Võ Quốc Ngữ và Cha

Cố Gioan Nguyễn Trí Thức. Sau Cha sở đầu tiên Phaolô lần lượt tới các cha xứ mới: Cha Anrê Phan

Thanh Văn, Cha Tôma Lê Thành Ánh, Cha Phêrô Phaolô Hoàng văn Quy và Cha Giuse Trần Sơn Nam. 

Nhà thờ lúc đầu nằm trên khu đất Trường Chu Văn An hiện nay. Tôi đã có vinh dự về giúp xứ năm 1964-1965.

Đúng 12 tháng 12 ngày 12 giờ (từ 17g00 ngày 01.07.1964 đến 17g00 ngày 12.07.1965). Tôi hiểu rõ tâm tình

và ước nguyện của anh chị em.

Vâng, cuộc sống của Giáo xứ Hiếu Đạo đã “bị xáo trộn” kề sau biến cố 1975. Đặc biệt từ ngày 24.12.1975

và ngày 07.06.1976. Tôi là một trong 3 linh mục đang sống tại đây và chứng kiến những chuyện xảy ra trong

2 ngày này.

Ngày 24.12.1975, Chính quyền Thị xã Pleiku và Tỉnh Gialai-Kontum báo tin Nhà thờ Hiếu Đạo không được

tổ chức lễ Giáng Sinh 1975. Đêm đó cả 3 nhà thờ Thăng Thiên, Đức An và Thánh Tâm đều quyết định

không cử hành lễ đêm để “hiệp thông” với anh chị em Hiếu Đạo. Đến ngày 07.06.1976, Chính quyền đã

bắt Cha xứ Giuse Trần Sơn Nam đi cải tạo, còn hai chúng tôi – Lm Phêrô Phaolô Hoàng Văn Quy và bản

thân tôi – “được trục xuất” về Nhà thờ Thăng Thiên và Nhà thờ Thánh Tâm. Từ đó đến nay, Giáo xứ Hiếu

Đạo chịu cảnh “tán tác”: Xóm 2 tạm sinh hoạt ké Gx Đức An, các xóm đạo khác ké bên Thăng Thiên.

Cảnh “sống nhờ” như thế làm cho anh chị em rất đau khổ. Vết thương lòng anh chị em tới giờ này vẫn

chưa khép nổi. Nên vì quyền lợi thiêng liêng và theo nguyện vọng chính đáng của anh chị em, nay tôi

chấp thuận quy tụ anh chị em 4 xóm đạo về lại một mối và tạm đặt trực tiếp dứơi sự chăm sóc của Cha

Xứ Thăng Thiên, trong khi chờ đợi Chính Quyền xem xét trao lại Nhà thờ Hiếu Đạo cho anh chị em được

sinh hoạt độc lập như trước năm 1975.

Xin cám ơn các Cha xứ Đức An cũng như các Cha xứ Thăng Thiên suốt bao năm qua đã quảng đại đón

tiếp và phục vụ anh chị em Hiếu Đạo. Xin các cha tiếp tục giúp đỡ theo khả năng cho phép, trong khi

chờ tôi có thể bổ nhiệm một linh mục riêng cho Giáo xứ Hiếu Đạo. 

Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành và thực hiện tất cả những điều tốt đẹp nhất cho anh chị em.

Nguyện xin Chúa soi sáng cho Nhà cầm quyền sớm cho chúng ta nhận lại ngôi thánh đường này.

Hiệp thông trong tâm tình tôn vinh và tạ ơn Chúa.

+ Micae Hoàng Đức Oanh
Giám Mục Giáo Phận Kon Tum.

Nghe xong thư, nhiều người đã sụt sùi khóc, vì nhớ lại cảnh “nhà thờ mất, giáo xứ tan”; đang sống trên

quê hương mình mà như đang sống lưu vong tại đâu đó.

 

Đức Cha Micae tiếp bằng vài lời an ủi Giáo dân Giáo xứ Hiếu Đạo, ngài cám ơn các Cha sở 2 Giáo xứ

Thăng Thiên và Giáo xứ Đức An đã cưu mang Giáo xứ Hiếu Đạo gần 35 năm qua, Ngài cũng hứa sẽ

sớm bổ nhiệm cho giáo xứ Hiếu Đạo một Cha xứ và kêu gọi mọi người tha thiết cầu nguyện cho Chính

Quyền tỉnh Gia Lai sớm trao trả lại Nhà thờ cho Giáo xứ Hiếu Đạo.

Như chúng ta biết, cứ theo luật Quốc Tế hay một Chính Thể nào thì cơ sở tôn giáo phải luôn phải được

tôn trọng và bảo vệ, cho dù chế độ trước mất, chế độ đến sau cũng phải tôn trọng, không được chiếm

đoạt hay lấy sử dụng vì một lý do nào. Giáo xứ Hiếu Đạo đã mất Nhà thờ Giáo xứ, phải sống lưu vong,

quả là một trường hợp hiếm có mà Chính Quyền tỉnh Gia Lai đã “hiểu nhầm” chiếm dụng ngôi Nhà thờ

này, làm cho Giáo dân phải tan tác và tản mác.

Tiếp tục thánh lễ, Đức cha Micae đã chia sẻ Tin Mừng và mời gọi giáo dân Hiếu Đạo hãy sống Tin Mừng

cách hữu hiệu nhất là loan tryền Tin Mừng cho mọi người bằng cách sống của mình, dù chưa được trả lại

nhà thờ, nhưng phải chú tâm đọc lời Chúa mỗi ngày, nhất là biết chia sẻ tình thương mến thương cho

những người sống chung quanh mình, để họ cũng được hưởng cái hạnh phúc làm con Chúa.

Cuối thánh lễ là các phiên chầu lượt theo Giáo họ của Giáo xứ Hiếu Đạo nhân ngày mừng Bổn mạng

Kitô Vua của mình.